Cơ hội làm giàu của người Việt trên đất nước cambodia
Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2016
Những năm trở lại đây người Việt sinh sống và làm việc tại
Campuchia chiếm đa số trong tổng số dân ở Phnom Penh. Họ là những người kinh doanh
làm thị trường, thường tìm những mặt hàng tại Phnom Penh chưa có và chuyển từ
Việt Nam qua. Phải mất thời gian khảo sát và thăm dò thị trường từ 3-5 tháng mới
có kết quả, thường là những mặt hàng tiêu dùng và máy móc công nghiệp. Bởi người
dân nơi đây còn nghèo nàn về kiến thức và cách sử dụng công nghệ, không thể chế
tạo ra để phục vụ nhu cầu của chính mình.
Hàng hóa tiềm năng tại Campuchia
Dân số đông chủ yếu là người nước ngoài, trong đó người Việt
chiếm 30% trong tổng dân số tại Campuchia. Nên nhu cầu của khách hàng tăng cao,
dựa vào công việc và cuộc sống hiện tại mà chúng ta có thể kinh doanh một mặt
hàng nào đó dễ dàng.
Điển hình là tại các chợ lồng thường bày bán đa dạng các mặt
hàng, từ quần áo, trang sức đến đồ lưu niệm, thực phẩm và trái cây các loại.
Không những thế Campuchia là đất nước nằm ngay xích đạo nên nhiệt độ khắc nghiệt
hơn các nước láng giềng, nhiệt độ vào giờ cao điểm lên đến 45 độ.
Làm giàu trên đất nước campuchia |
Máy điều hòa là một trong những thiết bị không thể thiếu
trong ngôi nhà của họ, thường thì nhập khẩu tại các nước thuộc châu Âu và Châu
Mỹ được miễn thuế, bù lại cước vận chuyển cao. Và không có chi nhánh để sửa chữa
và bảo trì loại hàng này.
Máy năng lượng mặt trời cũng đạt doanh số cao khi mở hàng tại
Cambodia, giá điện của Cambodia khá cao và họ phải mua điện từ các nước khác. Để
tiết kiệm điện thì việc sử dụng máy năng lượng mặt trời là khá khả quan và hiệu
quả, đáp ứng được nguồn điện sử dụng cho gia đình và đặc biệt là hoàn toàn miễn
phí.
Vào những năm trở lại đây Campuchia đang vượt mình để trở
thành nước phát triển kinh tế trong khu vực. Cơ sở hạ tầng đã và đang đưa vào
xây dựng từ nhiều năm nay thông qua các nhà thầu của Việt Nam làm chủ đầu tư. Tất
nhiên vật liệu xây dựng và máy móc thiết bị công nghệ cũng được vận chuyển từ
Việt Nam sang Phnom Penh, Cambodia.
Chủ yếu là xi măng, gạch đá, giàn giáo, thạch cao và nhiều đồ
nội thất khác nữa. Campuchia gần Thái Lan nhưng họ không chuộng hàng của Thái
cho lắm, Việt Nam là nước vận chuyển hàng hóa sang Campuchia nhiều nhất hiện
nay. Nguồn hàng chủ yếu đang sử dụng của Campuchia trong một số lĩnh vực hạn chế
hầu như là của Việt Nam. Người dân Campuchia tuyệt đối không bao giờ sử dụng
hàng nhập trực tiếp từ Trung Quốc.
Buôn bán tại Campuchia liệu có dễ
Để mở công ty tại Campuchia thì thủ tục và pháp lý nhanh
chóng, chỉ cần có vốn đầu tư và người bảo lãnh tại Campuchia thì có thể mở địa
điểm để buôn bán. Ngôn ngữ của Campuchia khá là đa dạng nhưng chữ viết thì khá
là khó và ngoằn ngoèo.
Thường thì những người làm kinh doanh thường vận chuyển hàng
hóa sang Campuchia bằng đường bộ, qua các cửa khẩu quốc tế giáp biên giới như Mộc
Bài – Tây Ninh, Sa Mát, Hoa Lư và các khẩu có đường biên giới chung với Việt
Nam.
Các mặt hàng vận chuyển qua Campuchia sẽ được buôn bán công
khai và hợp lệ dưới danh nghĩa công ty. Hàng hóa vẫn sẽ đóng thuế và khai báo
công khai theo luật pháp của Campuchia.
Hàng tạp hóa hiện nay cũng được các dân buôn đổ bộ từ các chợ
lớn của Việt Nam như chợ Kim Biên, Tân Bình ….. vận chuyển các hàng chén, đũa,
ly, nhựa, đồ dùng trong cuộc sống hàng ngày. Thường thì những mặt hàng này
không có giá trị nhưng tiền vận chuyển tương đối cao và được người dân tại
Campuchia ưa chuộng nên cũng chiếm ưu thế thị trường.
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét